TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC TẠI BIÊN HOÀ

Quản trị và an ninh mạng

NHẬP MÔN QUẢN TRỊ VÀ AN NINH MẠNG
·         Trang bị cho Học viên kiến thức nền tảng vững chắc về máy tính, mạng máy tính để có thể chủ động xử lý các sự cố mức hệ thống trong gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
·         Giúp Học viên hiểu rõ và có thể tự nâng cấp, lắp ráp cài đặt các thiết bị, phần mềm, tiện ích một cách dễ dàng, nhanh chóng.
·         Học qua tình huống thực tế giúp Học viên khi kết thúc khóa học hoàn toàn có thể cài đặt, triển khai và bảo trì hệ thống mạng máy tính trong gia đình và doanh nghiệp nhỏ một cách an toàn, hiệu quả.
·         Giúp Học viên hệ thống lại các kiến thức, kỹ năng cần thiết để tiếp tục tham gia các lớp học nâng cao về Quản trị hạ tầng mạng, Quản trị hệ thống mạngAn ninh mạng.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn là:


·         Sinh viên khoa CNTT, Toán - Tin, Điện tử,.... Các trường Trung cấp - Cao đẳng - Đại học.
·         Học sinh các trường THPT có định hướng theo đuổi lĩnh vực Quản trị và An ninh mạng.
·         Tất cả ai mong muốn tìm hiểu và chủ động giải quyết các vấn đề thông thường trong quá trình sử dụng máy tính của cá nhân, trong gia đình và tại công ty.
(Kiến thức học viên cần có để theo học: Có kiến thức cơ bản về Tin học).

Bạn sẽ nhận được gì qua khóa học?

Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ:
·         Hiểu được các thành phần, chức năng linh kiện và nguyên tắc hoạt động của máy tính
·         Có thể lắp ráp, thay thế, nâng cấp và cài đặt hoàn chỉnh máy tính 
·         Biết cách sao lưu, phục hồi dữ liệu và hệ thống
·         Hiểu và xây dựng được hệ thống mạng cho gia đình, doanh nghiệp nhỏ với các thiết bị phổ biến hiện nay như: Router FTTH (thiết bị kết nối internet), máy tính, máy in mạng, thiết bị mạng Switch, Access Point (thiết bị phát sóng mạng không dây), ...
Khoản đầu tư dành cho khóa học:

·         Thời gian học:  72 giờ/12 tuần (2 giờ x 3 buổi/tuần).
·         Học phí: 4.500.000đ/khóa
Bằng cấp - Chứng chỉ
  Chứng chỉ "Nhập môn quản trị và an ninh mạng" do Trung Tâm Tin Học Hoài Ân  cấp.
Bạn sẽ học những gì?
 Phần 1: Các khái niệm cơ bản
·         Hệ thống tín hiệu trong máy tính
·         Các loại hệ thống số như hệ nhị phân, hệ bát phân, hệ thập phân, hệ thập lục phân, phương pháp cơ bản chuyển đổi qua lại giữa các thông số
·         Đơn vị thông tin trong máy tính, thiết bị số
·         Kiến trúc cơ bản của máy tính: Bus, memory, ổ đĩa, …
·         Phân biệt phần cứng (CPU, RAM, HDD,…), phần mềm (Windows, Office, Unikey,…)

Phần 2: Linh kiện, lắp ráp máy tính
·         MAINBOARD (Bảng mạch chính): Chipset, Socket CPU, …
·         CPU (Bộ xử lý trung tâm): tốc độ xử lý, cache, socket, …
·         RAM (Bộ nhớ RAM): công nghệ RAM, Bus RAM, dung lượng,…
·         Ổ đĩa lưu trữ như HDD, ODD, SSD, chuẩn kết nối,…
·         Card mở rộng: VGA Card, Sound Card, NIC Card, …
·         Thiết bị ngoại vi: Monitor, Speaker, Mouse, Keyboard, …
·         Hộp máy, Bộ nguồn
·         Thực hành rã máy, lắp máy

Phần 3: Cấu hình - Cài đặt máy tính
·         BIOS: Chức năng của BIOS và cấu hình một số tính năng thường dùng
·         Tìm hiểu về UEFI, cách cài đặt và cấu hình UEFI.
·         Tổ chức, quản lý ổ đĩa: cách tổ chức đĩa MBR và GPT, các loại phân vùng, các loại hệ thống file, …
·         Cài đặt hệ điều hành Microsoft WIN 7, 8, 10 và an toàn dữ liệu khi cài đặt
·         Cài đặt trình điều khiển cho thiết bị: driver là gì?, các thiết bị chưa được hệ điều hành nhận driver, cài đặt driver, …
·         Cài đặt ứng dụng cho máy tính và gỡ bỏ ứng dụng.
·         Một số tiện ích quản trị, tối ưu hệ thống: Msconfig, Disk Defragment, System Restore, Task Manager, …
·         Cài đặt phần mềm diệt virus, các cách phòng chống các loại virus mã hóa dữ liệu, cập nhật các bản vá lỗi hệ điều hành để giảm lây lan virus.
·         Chẩn đoán và sửa lỗi máy tính: phần cứng, phần mềm.
·         Sao lưu, phục hồi (dữ liệu, hệ thống).
·         Tìm hiểu một số tiện ích khác, như:
*   Sử dụng Cloud Storage (Google Drive, OneDrive, Dropbox,....), và đồng bộ dữ liệu trên Cloud Storage với các thiết bị di động.
*   Sử dụng Google docs làm việc nhóm và chia sẻ tài liệu.
*   Sử dụng Microsoft Office online.

Phần 4: Mạng máy tính
·         Các khái niệm cơ bản về mạng máy tính 
·         Mô hình OSI: chức năng của OSI, các lớp và chức năng nhiệm vụ của mỗi lớp.
·         Địa chỉ IP: phân lớp trong IPv4, IP Public và IP Private, các lệnh kiểm tra mạng (Ping, Nslookup, Ipconfig, Tracert, Pathping...), chia sẻ dữ liệu, ánh xạ dữ liệu, cài đặt và chia sẻ máy in mạng, …
·         Phương tiện truyền dẫn, và đặc tính các loại phương tiện.
·         Cấu hình mô hình mạng cho gia đình và doanh nghiệp nhỏ, và các thiết bị mạng được sử dụng:
*   Router FTTH: chức năng của các cổng kết nối trên Router FTTH
*   Access Point/ Router Access Point: chức năng của Access Point, Router Access Point, chức năng của các cổng kết nối trên thiết bị và cách kết nối đến Router FTTH để xây dựng mạng không dây (Wifi).
*   Thiết bị mở rộng sóng Wifi, Wifi Repeater, Wifi Extender, giới hạn số lượng session trên một thiết bị
·         Kết nối máy tính (PC, Laptop), thiết bị di động vào mạng internet thông qua kết nối có dây và không dây
·         Chẩn đoán và khắc phục lỗi không truy cập được internet: kiểm tra IP, thay đổi DNS, ping đến Gateway/Router FTTH, ping đến 8.8.8.8,....
 Thông tin liên hệ:
Trung Tâm Tin Học Hoài Ân
Địa chỉ: Số 2/45, Nguyễn Ái Quốc, KP8, Phường Hố Nai, Biên Hoà -Đồng Nai
Điện thoại: 0977.093.688


Toán tư duy Soroban

Tin tức mới